Tâm Bút về Ba

0
306

 Bấm vào đây để vào trang tưởng niệm Cao Khắc Thành 

Ba ơi, hôm nay là một tháng từ ngày ba ra đi vĩnh viễn không trở lại với chúng con. Mỗi ngày đi trên đường Camden đến xa lộ 17 con vẫn như muốn chạy thẳng để đến Campbell Village thăm ba, nhưng con chợt tỉnh để nhớ ra rằng mình đã mất ba. Father’s Day năm nay lần đầu tiên con cảm thấy hụt hẫng và trống rỗng quá ba ơi!!!  

Tâm Bút về Ba, Ông Thương Yêu

Từ những ngày kinh hoàng cuối tháng 4 năm 75, những ngày tang tóc đớn đau phẫn hận đổ chụp xuống quê hương , tôi và gia đình cũng như hàng triệu quân dân cán chính miền Nam đành bó tay đầu hàng số mệnh để ở lại chịu chung tai ách với dân tộc trong một cuộc đổi đời bi thương nghiệt ngã. Dù ba tôi đã đặt chân lên cầu tàu Hải Quân vào ngày 30-4 nhưng nghĩ đến người con trai duy nhất và gia đình anh ở Ban Mê Thuột không biết sống chết ra sao, ông lại trở về dù biết rằng những tháng ngày trước mặt là mịt mù, vô định.

Chúng tôi rưng rưng giã biệt Sài gòn một thời hoa lệ để về quê là xã Cam Phước thuộc tỉnh Khánh Hòa,  sau 30-4 nhiều người từ các tỉnh miền Trung chạy loạn vào đã chọn nơi này làm chỗ dừng chân nên dân cư đông đúc hơn trước. Người khá giả còn chút của cải thì bỏ ra mua ruộng vườn canh tác, người không đủ khả năng thì đi làm thuê, cấy mướn mà thôi. May mắn làm sao ba tôi đã giải ngũ mấy năm trước, sau khi đã phục vụ 24 năm trong quân lực VNCH, ông đã tính tóan chu đáo và cần kiệm dành dụm để có một căn nhà nhỏ khang trang và ruộng vườn nên cuộc sống chúng tôi tương đối dễ chịu dù phải chân lấm tay  bùn, suốt ngày dãi dầu ngoài đồng ruộng với người vất vả cực nhọc trăm bề là ba tôi, người gia trưởng mà mợ con tôi luôn cậy dựa, nương nhờ.

Ba tôi, cái cột trụ của gia đình, những tưởng sẽ được hưởng những ngày về hưu thoải mái ở đồng quê với vườn ruộng, nào ngờ “trải qua một cuộc bể dâu” ông đã phải lao tâm lao lực đổ mồ hôi sôi nước mắt dãi dầu mưa nắng. Có những buổi sớm tinh mơ mới có 4 giờ sáng ông đã một mình thức dậy lôi 2 con bò ra sân đạp lúa, còn mợ con tôi ba để ngủ thêm một tiếng đồng hồ nữa. Ba tôi kể tội nghiệp 2 con bò vừa kéo cái trục cán lúa vừa ngủ gục vì dậy sớm quá, khi bình minh vừa chiếu những tia nắng đầu tiên trên thôn xóm là gia đình tôi đã sẵn sàng để phơi lúa. Có những đêm hôm khuya khoắt, một mình ba tôi vác cuốc đi thăm ruộng để đắp lại những lỗ rò do cua đào hoặc do người muốn lấy trộm nước vào ruộng của họ. Rồi những buổi cày bừa giữa trưa nắng chang chang, 2 con bò còn thay nhau nghỉ ngơi chỉ một mình ba tôi lặn lội dưới bùn. Bây giờ nghĩ  lại tôi vẫn còn xúc động vì những ngày tháng ấy ba tôi làm lụng cực khổ biết bao mà hầu hết hoa lợi bị nhà cầm quyền cộng sản đánh thuế rất cao, rất nặng.  Nhìn chiếc xe bò chở những bao lúa ra trụ sở Xã  đóng thuế mà đau lòng xót ruột cho mồ hôi nước mắt bị bóc lột.

Ấy vậy mà bạo quyền có để cho yên đâu, họ bày ra trò Hợp Tác Xã để cướp ruộng đất, trâu bò của nông dân, những thửa vườn, mảnh ruộng ba tôi dày công vun xới, “đem mồ hôi tưới đồng lúa xanh” trở thành tài sản hợp tác xã, đúng là cộng sản! Chưa vừa lòng, bọn họ còn đuổi những ai có liên hệ với chính quyền VNCH đi vùng Kinh Tế Mới, lẽ dĩ nhiên gia đình tôi làm sao thoát được!! Ba tôi lại phải suy nghĩ tìm cách nào an toàn nhất để đối phó. Theo tính toán của ba,  gia đình tôi chia hai, ba và tôi đi Kinh Tế Mới , mợ và em gái tôi lúc này đã bỏ học thì ở lại tuỳ theo tình hình rồi sẽ thu xếp đi sau. Ngày phải lên xe rời bỏ làng quê, tôi vừa ngậm ngùi vừa uất ức cái chế độ đã dồn chúng tôi đến bước đường cùng. Tuy nhiên khi tài xế dừng lại nhiều lần dọc đường để đón thêm bạn hàng kiếm tiền bỏ túi, cha con tôi nảy ra ý định nói dối ông tài rằng cần ghé vào chào người bà con sống trong xóm gần đó để trốn luôn, bỏ lại tất cả đồ đạc trên xe, bác tài bấm còi nhiều lần để gọi nhưng chúng tôi không trở lại. Hai cha con hồi hộp đi vòng vòng trong xóm mà bụng đánh lô tô, sợ gặp bọn du kích thì khốn, may thay mọi sự trôi chảy chúng tôi đón chuyến xe “lam” chót về thành phố Nha Trang. Thế là cha con bắt đầu cuộc sống trốn tránh ở nhờ nhà những người quen vào ban đêm, đi lang thang vào ban ngày rồi nhắn tin cho mợ và em gái tôi cùng bỏ quê lên phố bắt đầu cuộc sống vô gia cư để tìm đường vượt biên.

Lúc nào thì ba tôi cũng là người dẫn đầu như con gà mẹ dắt díu bầy con líu ríu theo sau. Mợ con chúng tôi rất lo sợ cho ông, dù gì chúng tôi cũng là đàn bà con gái ít bị để ý, ít có nguy cơ bị  bắt hơn.  Nói sao cho hết những ngày lang bạt cơm hàng cháo chợ, bất đắc dĩ đóng vai khách nhàn du ngồi hóng gió trên bãi biển Nha Trang- nhưng có lòng dạ nào mà ngắm cảnh- để tìm mối manh, mãi đến đêm khuya mới  kẻ trước người sau trở lại nhà người quen mà đêm đêm hằng lo sợ bị xét nhà. Rồi Chúa thương cũng thoát khỏi chế độ cộng sản bạo tàn sau mấy lần bị lừa gạt.

Sang đến đất Mỹ được nhà thờ Tin Lành bảo trợ về tiểu bang lạnh giá tuyết trắng Michigan, ba tôi tiếp tục đi làm đủ thứ việc để bắt đầu lại bằng hai bàn tay trắng, thế rồi ba mợ cũng mua được một căn nhà ấm cúng với vườn rau nho nhỏ ở sân sau. Ngoài giờ đi làm ba tôi còn siêng năng trồng rau, trồng mướp  bán cho chợ Saigon ở gần xóm đó, giờ rảnh thì sửa sang săn sóc nhà cửa.  Mãi đến khi  hơn 70 tuổi ba tôi mới về hưu, xin nghỉ việc để dọn về San Jose sống cùng con cháu nội ngoại.

Ở vùng đất ấm Cali ba tôi hiếm khi vắng mặt trong những cuộc biểu tình hoặc sinh hoạt chống cộng, dù sau này đã già yếu lại bị nặng tai nhưng không phải vì thế mà ba tôi không quan tâm đến tình hình quê nhà và cụ cũng có những nhận xét xác đáng về các ông Thiện ông Ác trong cộng đồng San Jose.  Nghĩ về ba tôi, là nhớ đến một người gia trưởng gương mẫu, một người hiền lành, cần cù, nhẫn nhịn, chẳng bao giờ to tiếng với ai nhưng phải mang những nỗi buồn sâu kín vì đàn con cháu. Con xin mượn một câu trong bài Thánh Ca quen thuộc để gửi đến ba thay lời kết cho tâm tình này: “ …..Xin Chúa chúc lành cho đời cha mẹ của con, công lao là như núi non dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn…”.

Ba ơi, chúng con và các cháu chắt luôn kính yêu Ba! Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt Ba, Ông yêu dấu!

Ngàn Thu Vĩnh Biệt.

Phaolô Cao Khắc Thành

May 15, 1922 – May 13, 2016

 

Our beloved Father, Grandfather, Great Grandfather.

Phaolô Cao Khắc Thành, May 15, 1922 – May 13, 2016

In the painful days after April 1975, when Vietnam was blanketed in mourning, our family, along with so many others, began the arduous process of rebuilding our new lives after the fall of the South Republic of Vietnam.  Among the chaos and panic after the fall, our father braved the crowds and made his way onto the plank of a naval ship that would carry him away from this war torn country.  However, his heart was heavy at the thought of leaving behind his eldest and only son, who had been captured by the opposing forces in Ban Me Thuot and missing in action.  Not wanting to leave Vietnam indefinitely without knowing the fate of his son, my father abandoned the rare opportunity to escape, and instead, returned to Saigon under a heavy fog of uncertainty and fear of what the future would bring.

At that time, our family, consisting of our father, stepmother, and two daughters, tearfully departed the bustling and metropolitan city of Saigon for the rural villages of Cam Phuoc, in the Khanh Hoa province.  Many of our central Vietnamese kinsmen, as supporters of the fallen government, had left their ancestral homes in central Quang Binh Province to relocate South after the 1954 Geneva Convention.  Now that the war was over, they chose to relocate again to this area in hopes of a peaceful and obscure transition, away from potential retributions.  Our father had been honorably discharged after 24 years of service to the South Republic of Vietnam’s armed forces. Through careful planning and frugal living, he saved enough to find a modest home and farmland for our family to start anew in a relatively easy, albeit shockingly contrasting, lifestyle.  Unlike many others, we owned our land and did not have to work as migrant farmers.  Of course, our father, the one we could always rely on, took on the majority of the hard physical labor on the farm, toiling long hours so that we would not have to suffer as much.

Our father, the central pillar of our family, had envisioned himself enjoying the rest of his life in retirement years without worries.  Instead, he poured long hours and days, much sweat and energy into the earth to try and establish new roots and future for our family.  There were many misty mornings where he would wake up quietly alone before dawn to start the daily farm chores, in order to give the rest of the family an extra hour of sleep.  And despite his own physical hardship, he often mused about his guilt in waking the buffalos in the pre-dawn hours as they groggily moved along the rice paddies. Often, he would stay up late into the night, going along the dark paddies to inspect and patch holes caused by ground rodents that could drain unsuspecting farmers of all their precious irrigation water.  In the harsh, hot midday sun, when he let the buffalos rest, he would still be out in the fields all alone, toiling in the muddy paddies.  Even now, it triggers emotions thinking of how hard our father had to work those fields, how much effort it took, only to see much of his hard work being hauled away as “taxes” levied by the authorities, taking away carts full of rice grown by his own hands.

Even then, the new regime would not leave our father in peace.  In their New Economic Zone plan, they decided to relocate involuntary citizens into the far, rural corners of Vietnam with the Sisyphean task of developing the dense jungles into arable land.  When my father was identified as part of this relocation, he knew at best, it was a dead end future for our family, and at worse, it was a death sentence. He would have to leave behind our eldest brother and his family, as he was detained indefinitely in the re-education camps, but it would be inescapable once we were in the New Economic Zone.  So, our father began his work to find us another future.  Our family was split up for this relocation – our stepmother and younger sister would stay behind while my father and I would move to the new zone.  My father concocted a plan to distract and bribe the driver on the way to the new zone to let him visit imaginary family in the area. Once out of the driver’s line of vision, we immediately ran into hiding, dodging the driver’s searching horns in the distance, in fear and suspense that we could be caught anywhere along the way.  Thankfully, our stepmother and sister were also able to depart and we were later reunited to plan our escape across the sea.

Our father was always the leader of our family, like a mother hen guiding her flock. This period was tense for our family, as we tried to stay under the radar while enduring several failed or fraudulent trips to leave the country by sea.  All the while, we were fearful that our father would be recognized by the authorities or pulled in for questioning from all his efforts to find us a way out of Vietnam.  By the grace of God, we were finally able to secure our way onto a tiny, crammed fishing boat – together with our father, stepmother, two sisters, and our brother’s oldest son, a five-year old.  His 4 younger siblings could not join the journey, as their youthful cries would get us captured.  Our journey, though fearful, was relatively short and calm compared to other journeys and terrible stories that other refugees faced.  We departed in the night from the shores of Cam Ranh Bay and were at sea for 5 days.  Although we ran out of water by the 3rd day, it rained on the 4th and we were able to drink from the sky.  More fortune would follow when we were found by an American ship and taken to a Singapore, the best-appointed of all the refugee camps at that time.  There we would spend a few months before being sponsored by a Christian church to Michigan.

Our father left the familiar tropics of Vietnam to the foreign and wintery land of Michigan.  Arriving empty-handed, he again went straight to work in a new career – this time, as a hospital janitor in order to reestablish our lives.  He never once complained about his work, the late night shifts, and did not dwell on what he lost.  Rather, he worked all hours that he could.  Our stepmother went to work in a clothing factory with the same rigor and determination.  Although the daughters also worked, our father again took on the heavier burden so that we were able to attend community college to learn English, as he knew the importance of education for our futures.

If owning a home is illustrative of the American dream, together our parents obtained that dream within a few short years of arriving in this country.  They bought a cozy little home in a peaceful neighborhood in Grand Rapids, Michigan with a garden, where in his free time, our father tended to familiar Vietnamese vegetables and herbs to sell at the local Asian supermarket.  He practiced carpentry and fixed up the home with tender care.  It was in this home where he raised his eldest grandson and for a time, helped raised his two baby granddaughters.

It wasn’t until he was 70 that our father finally retired and moved to California to spend out the rest of his golden years with all of his children and grandchildren.

In the warm state of California, among one of the largest Vietnamese American communities outside of Vietnam, our father enjoyed taking part in political, cultural, and community events.  He did not forget the severe injustices that the family had endured under the communist regime and as a result, he remained active in civic advocacy efforts until his eyesight began to fade and his hearing began to grow heavy.

Our father was an exemplary man – he was kind, patient, and hardworking, not one to raise his voice or hand at any one of his children or grandchildren.  Unlike many from his generation, he did not make high demands of what we should become in life.  His only expectation was that we lived with the utmost integrity, compassion, and kindness.  His legacy lives on through his 3 children, 16 grandchildren, their spouses and 4 great grandchildren.  Through the values that he demonstrated and through the opportunities that his actions created, his children and grandchildren have gone on to lead successful, productive and contributing lives, showing strong commitment to the community through civic engagement, cultural events, professional organizations, and church leadership.  Their career paths have taken them through an incredible range of industries such as health care, social work, armed forces, technology, entrepreneurship, education, law, and public service.  These opportunities would not have been possible without the fearless leadership, hard work, grit, and determination that our father, our family patriarch, demonstrated throughout his life.

Although he lives on through our family and in our hearts, there is a missing and conspicuous gap at the head of our clan that can never be replaced.   Our father, grandfather, and great grandfather will always be forever missed and loved.

Goodbye, Ông.  A thousand Autumns until we meet again.